Phương pháp điều trị ung thư được đoạt giải Nobel Y học 2018
Năm 2018 có thể nói là một năm bước ngoặt của ngành Y khi giải Nobel Y học được trao cho 2 nhà khoa học nghiên cứu ra liệu pháp điều trị ung thư mới. Những nhà khoa học này đến từ hai trường đại học nổi tiếng. Đó là ông Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) và ông GS James P.Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ). Giải thưởng chính thức được công bố vào lúc 11h30 (theo giờ Thụy Điển) tức 16h30 giờ Việt Nam.

Liệu pháp điều trị ung thư mới
Liệu pháp điều trị ung thư mới của hai nhà khoa học này dựa trên phương pháp kích thích các tế bào miễn dịch trong cơ thể tự nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây còn gọi là phương pháp điều hòa miễn dịch âm tính.
Tasuku Honjo là người phát hiện ra PD1 và ông GS James P. Allison là người phát hiện ra CTLA4. Đây là hai yếu tố quan trọng đã làm nên phát minh to lớn này. PD1 và CTLA4, hiện là thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Chúng có khả năng kích thích các tế bào miễn dịch để nhận biết và ngăn chặn các tế bào ung thư. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng kéo dài “tuổi thọ“ cho các tế bào miễn dịch này.

Trước đó, khi tế bào ung thư và tế bào miễn dịch “va chạm” với nhau, thì tế bào miễn dịch bị tế bào ung thư làm vô hiệu hóa PD1 và CTLA4. Nhưng với phát minh của hai nhà khoa học này, PD1 và CTLA4 không chỉ tìm lại được chức năng của mình mà còn có thể phát huy công dụng hơn gấp nhiều lần tế bào miễn dịch thông thường.
Theo GS Tạ Thành Văn – Phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội với phương pháp này, các tế bào miễn dịch sẽ được đem ra ngoài cơ thể để phân lập và nhân lên, tăng cường thêm khả năng miễn dịch trong một môi trường đặc biệt. Sau đó, đến khi số lượng tế bào đã đủ thì sẽ được đưa lại vào cơ thể. Lúc này các tế bào miễn dịch đã đủ nhiều và mạnh để có thể tự nhận biết tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Kết luận
Nghiên cứu này ra đời chính là một ngọn nến hy vọng trong việc điều trị ung thư. Căn bệnh mà có lẽ trước đây chỉ có thể xếp vào “án tử”.
Tham khảo thêm:
Giải thưởng Nobel Y học 2017 thuộc về 3 nhà khoa học Mỹ
Giải Nobel Y học 2018 được ứng dụng tại Việt Nam như thế nào